Ý nghĩa Tết Trung Thu trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam

Ý nghĩa Tết Trung Thu là một trong những ngày lễ vô cùng quan trọng trong đời sống văn hóa dân gian Việt Nam. Đây không chỉ là dịp dành cho các bé thiếu nhi, mà còn là cơ hội để bày tỏ lòng thành kính, biết ơn tới ông bà, tổ tiên và gia đình của mình. Để quý bạn đọc hiểu rõ về ngày lễ này, hãy cùng Vietjetstar (.vn)  tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây nhé. 

tết trung thu

Tết Trung Thu là ngày lễ vô cùng quan trọng trong văn hóa Việt Nam

Phong tục tập quán vào ngày Tết Trung Thu

Tết Trung Thu là phong tục tập quán trong văn hóa tín ngưỡng dân gian Việt Nam thường được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 Âm lịch hàng năm. Tết Trung Thu còn có tên gọi khác là “Tết trông Trăng” và cũng là ngày lễ được trẻ em trên khắp cả nước yêu thích. Các bé sẽ được tặng những chiếc đèn ông sao, mặt nạ, lồng đèn,… và thưởng thức nhiều món ăn ngon như hoa quả, bánh dẻo, bánh nướng.

Vào ngày lễ này, mọi người sẽ tổ chức phá cỗ, múa hát, rước đèn đi khắp nơi, múa lân để các con được vui chơi. Ban ngày (thông thường là từ buổi sáng tới buổi trưa), người lớn sẽ làm cỗ, dâng hương cúng gia tiên. Các loại hoa quả, bánh trái nhiều màu sắc luôn là những vật phẩm không thể thiếu trong lễ dâng lên các cụ. 

Tết Trung Thu là một ngày lễ lớn trong năm được các bạn nhỏ mong chờ

Tết Trung Thu là một ngày lễ lớn trong năm được các bạn nhỏ mong chờ

Trong ngày vui này, mọi thành viên trong gia đình lại quây quần với nhau, cùng làng xóm, láng giềng tụ họp hàn huyên, uống trà và ăn bánh. Dù thời gian có thay đổi, nhưng những phong tục này vẫn được duy trì cho tới tận bây giờ.

Nguồn gốc của Tết Trung Thu

Tết Trung là ngày lễ giữa mùa thu tháng 8, thời điểm mà trăng tròn nhất năm. Từ xa xưa, ngày lễ này được du nhập từ Trung Quốc, sau đó mô phỏng lại. Chuyện kể rằng, khi vua Đường Minh Hoàng đang dạo chơi trên vườn ngự uyển trong buổi tối trăng tròn vành vạnh và sáng rõ. Bất ngờ, vua gặp vị đạo sĩ tên là La Công Viễn hay Diệp Pháp Thiện. 

Vị đạo sĩ này là người có phép tiên, ông ngỏ ý mời vua lên thăm cung trăng. Đường Minh Hoàng lấy làm mừng rỡ và cùng vị đạo sĩ này lên cung trăng thưởng thức cảnh tiên, những bản nhạc du dương và các nàng tiên trong những trang phục đủ màu sắc. Vua đắm chìm trong những phút giây tuyệt vời ấy mà quên cả thời gian, vị đạo sĩ phải nhắc mới nhớ ra và không nỡ rời đi.

Tết Trung Thu là ngày lễ bắt nguồn từ Trung Hoa thời xưa

Tết Trung Thu là ngày lễ bắt nguồn từ Trung Hoa thời xưa

Sau khi về tới cung điện, vua Đường Minh Hoàng vẫn vấn vương cảnh tiên. Ông liền lệnh cho sáng tác bài Khúc Nghê Thường Vũ Y, cứ tới đêm trăng rằm là lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn, bày tiệc ăn mừng. Vua cùng với giai nhân ngồi trong vườn thượng uyển ngắm trăng, thưởng nhạc để kỷ niệm lần du nguyệt điện hiếm có ấy. Cũng từ đó, rước đèn vào rằm tháng 8 được truyền bá rộng rãi và du nhập sang cả Việt Nam. Đến nay, phong tục này vẫn được duy trì.

Ở Việt Nam, các nhà khảo cổ cho biết Tết Trung Thu đã có từ rất lâu và được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Trong văn bia chùa Đọi thì ngày lễ này được chính thức tổ chức vào thời nhà Lý ở kinh thành Thăng Long. Lúc bấy giờ, có rất nhiều hoạt động diễn ra như đua thuyền, múa rối nước, rước đèn, phá cỗ,.. 

Ở Việt Nam, Tết mừng Trăng được chính thức tổ chức dưới thời nhà Lý

Ở Việt Nam, Tết mừng Trăng được chính thức tổ chức dưới thời nhà Lý

Nhiều người còn cho rằng, mặt trăng và mặt trời là biểu tượng của năng lượng âm và dương. Trăng là âm tính, ý chỉ về sự hài hòa, tính nữ của người vợ trong gia đình. Rằm tháng 8 là thời điểm trăng tròn nhất, đẹp nhất, nhân gian mở hội mừng trăng. Trong sách “Thái Bình hoàn vũ ký” cũng có biết, ngày Tết mừng Trăng là thời điểm đôi lứa giao duyên, phải lòng nhau thì lấy nhau. Vậy nên, mùa thu cũng là mùa của thành hôn, mùa cưới xin. 

Ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu

Tết Trung Thu cũng là một ngày lễ quan trọng nên người lớn thường tổ chức rất cẩn thận. Vào ngày này, cha mẹ sẽ dâng hương lên ông bà, tổ tiên cầu mong cho mùa màng bội thu. Theo quan niệm dân gian, Tết Trung Thu là thời điểm ngắm trăng và tiên đoán mùa màng chính xác nhất. Nếu trăng vàng đậm thì năm đó sẽ được mùa tằm tơ, màu vàng xanh thì nhân gian gặp thiên tai, còn màu vàng cam thì đất nước cường thịnh. 

Ngay từ những ngày đầu tiên của tháng 8 Âm lịch, mọi người rộn ràng chuẩn bị mua quà cho các cháu thiếu nhi. Nào là cỗ đèn, hình thú, bánh Trung Thu, bánh nướng,… khiến ai cũng nô nức. 

Nhìn trăng, mọi người có thể đoán được mùa màng, thiên tai

Nhìn trăng, mọi người có thể đoán được mùa màng, thiên tai

Vào đúng ngày rằm, nhiều nơi còn tổ chức rước đèn, múa lân với âm thanh tiếng trống, tiếng nhạc vui nhộn. Ở miền Bắc, người ta còn tổ chức hát trống quân, những câu hát giao duyên ngọt ngào, vừa đánh nhịp vào chiếc thùng rỗng càng thấm đẫm nét văn hóa dân gian.

Có thể nói, Tết Trung Thu là phong tục vô cùng ý nghĩa trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Nó không chỉ là dịp để mọi người tụ họp, mà còn thể hiện lòng biết ơn, báo hiếu, tình thân giữa con cháu với ông bà, cha mẹ, tổ tiên và hàng xóm láng giềng. Ngày lễ này cần được duy trì và phát triển để gìn giữ ý nghĩa cao đẹp này.

Vé máy bay Vietjetstar

82 Nguyễn Xí, P26, Bình Thạnh

Thảo luận

Tìm chuyến bay